Nhắc đến cách mạng công nghiệp 4.0, người ta nhắc đến "Big data". Big data là gì? mà khiến mọi doanh nghiệp đều phải chú trọng đến? Cùng tìm hiểu mọi khía cạnh của Big data trong bài viết này nhé!
Big data được mọi doanh nghiệp quan tâm & chú trọng
Big data là gì?
Big data hay được gọi với cái tên thuần việt là "Dữ liệu lớn" là một thuật ngữ chỉ về các tập hợp dữ liệu "khổng lồ" bao gồm dữ liệu có cấu trúc & dữ liệu không có cấu trúc. Tuy nhiên tập dữ liệu này vô cùng phức tạp, khó nhằn đến mức các công cụ, ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống cũng phải "ngán ngẩm".
Định nghĩa Big data là gì?
Tại sao Big data gây nhiều trở ngại như vậy nhưng lại được mọi doanh nghiệp đặc biệt chú trọng? Đơn giản vì Big data chứa rất nhiều thông tin quý giá đối với doanh nghiệp. Nếu phân tích thành công, thông tin ấy sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề kinh doanh một cách nhanh chóng. Từ đó, đem lại những bước đi "lớn" cho doanh nghiệp.
Đặc trưng của Big data - Mô hình 3VS
Big data được khát quát tổng quan với mô hình 3Vs bao gồm Volume, Velocity và Variety. Chính điều này khiến cho Big data khác biệt so với những hệ thống xử lý dữ liệu khác.
Mô hình 3Vs là đặc trưng tiêu biểu của Big data
1. Volume - Khối lượng dữ liệu
Với Big data, bạn sẽ phải xử lý khối lượng dữ liệu rất lớn bao gồm dữ liệu có cấu trúc và dữ liệu không có cấu trúc. Dữ liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: phương tiện truyền thông, thiết bị thông minh, các ứng dụng di động...
Ngày nay, việc sử dụng các hồ sơ dữ liệu hay dữ liệu đám mây đã giảm bớt "gánh nặng" trong việc lưu trữ tất cả dữ liệu.
2. Velocity - Tốc độ dữ liệu
Việc Internet phát triển như "vũ bão" đòi hỏi tốc độ các dữ liệu được tạo ra và xử lý phải cực kỳ nhanh chóng, kịp thời. Có như vậy mới đáp ứng được các nhu cầu và thách thức trên con đường tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp.
3. Variety - Dữ liệu đa dạng
Tính đa dạng của dữ liệu được thể hiện ở chỗ: Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều định dạng khác nhau - Từ dữ liệu số, có cấu trúc trong cơ sở dữ liệu truyền thống đến tài liệu văn bản phi cấu trúc, email, video, âm thanh, dữ liệu mã chứng khoán và các giao dịch tài chính.
Vai trò của Big data trong doanh nghiệp
Big data hiện nay không chỉ là thực sự cần thiết mà đã trở thành “xương sống” của hầu hết các công nghệ. Mọi doanh nghiệp đều cần đến Big data để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, chăm sóc khách hàng, phục vụ cho công tác marketing… Dưới đây là một số vai trò điển hình của Big data trong doanh nghiệp.
1. Hiểu và xác định đúng tệp khách hàng
Nhờ vào tính đa dạng của Big data, sau khi phân tích doanh nghiệp có thể dễ dàng hiểu và nắm bắt được hành vi, sở thích, nhu cầu của khách hàng. Từ đó giúp phân loại khách hàng và xác định đúng tệp khách hàng phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
2. Tối ưu hiệu suất cá nhân
Hiện nay, việc thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng không còn quá khó đối với doanh nghiệp. Đây là một lợi thế giúp các nhà quản lý nắm bắt ngay xu hướng hành vi mới nhất của khách hàng. Từ đó có những định hướng mới cho chiến lược, kế hoạch mới trong tương lai gần.
3. An toàn, bảo mật thông tin
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc phân tích và kiểm soát Big data sẽ giảm bớt áp lực cho lực lượng nhân sự. Ngoài ra còn giúp các doanh nghiệp thăm dò, phát hiện và ngăn chặn các nguy cơ, rủi ro về gian lận, xâm nhập hệ thống, đánh cắp thông tin mật.
4. Tối ưu hóa doanh thu
Việc định giá sản phẩm, dịch vụ luôn là điều rất quan trọng và cũng rất "đau đầu" đối với các doanh nghiệp. Nhờ có Big Data, doanh nghiệp dễ dàng nghiên cứu, thu thập dữ liệu của đối thủ cạnh tranh nhanh chóng, từ đó giúp doanh nghiệp định giá một cách chính xác, hiệu quả hơn.
5. Kiểm soát các giao dịch tài chính
Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó, các giao dịch tài chính trên website hay các app thương mại điện tử ngày càng gia tăng và thể hiện rõ hành vi mua hàng của khách hàng. Doanh nghiệp sử dụng các thuật toán của Big data để gợi ý và đưa ra quyết định giao dịch cho khách hàng, tăng tỷ lệ chốt đơn cho doanh nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp ngành Big data
Big Data là một lĩnh vực rất lớn, do vậy cơ hội nghề nghiệp với Big data vô cùng rộng mở cho tất cả mọi người. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường hay đơn thuần là một người đang trái nghề theo học thì bạn có thể xem xét lựa chọn bất kì vị trí nào dưới đây:
Big Data Developer
Đây là vị trí đòi hỏi khắt khe nhất đối với người mới và có rất nhiều cơ hội việc làm ở vị trí này. Để có được một công việc trong lĩnh vực này, bạn cần biết công nghệ từ góc nhìn nhà phát triển và phải có kiến thức thực hành mã hóa của các kỹ năng nói trên.
Big Data Admin
Mặc dù vị trí này có nhu cầu hơn so với mặt bằng chung, nhưng vẫn có nhiều cơ hội việc làm cho nó cũng như cho các sinh viên không hứng thú với mã hóa. Bạn có thể bắt đầu sự nghiệp với tư cách là quản trị viên Big Data bằng cách tìm hiểu các khái niệm như cách cài đặt Hadoop, cấu hình Hadoop và quản lý cụm,... Điều này không đòi hỏi kiến thức về mã hóa.
Ngoài ra còn có nhiều vị trí khác có trong ngành Big data như Data Scientist, Data Analyst nhưng đối với những vai trò này, các công ty đề cao những người đã có kinh nghiệm trước đó.
Tóm lại, Big data vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp trong thời đại số hiện nay. Làm chủ Big data, doanh nghiệp sẽ gặt hái được thành công lớn hơn.
Comments