Trong thời đại công nghệ 4.0, thuật ngữ Data (dữ liệu) không còn xa lạ với chúng ta. Nhờ có dữ liệu mà thông tin được lưu trữ trên máy tình và dễ dàng truyền tải nhanh chóng. Vậy Data là gì? Cùng Thầy Sơn BI giải đáp về Data qua bài viết này nha!
Data là gì?
Thuật ngữ Data là gì? Khái niệm về Data
Data hay dữ liệu là tập hợp thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh... Dữ liệu gốc chưa qua xử lý được gọi là dữ liệu thô. Dữ liệu này bao gồm các số, ký tự, hình ảnh, ký hiệu, đại lượng vật lý và thường được tiếp tục xử lý bởi con người hoặc đưa vào máy tính.
Dữ liệu sau khi được xử lý, giải thích, sắp xếp cấu trúc hoặc trình bày để làm cho chúng có ý nghĩa và hữu ích hơn thì chúng được gọi là thông tin. “Dữ liệu” và “thông tin” luôn song hành cùng nhau.
Ví dụ:
Số lượng người sử dụng phần mềm Facebook trên mỗi quốc gia là dữ liệu. Sau khi con số này được đưa đi phân tích và cho thấy số lượng người Việt Nam sử dụng đang tăng lên còn số lượng người Thái Lan đang giảm => Đây gọi là thông tin.
Các dạng Data cơ bản
Có thể nói, ngày nay, dữ liệu đang "xâm chiếm" toàn bộ trái đất. Nó tồn tại ở khắp mọi nơi, xuất hiện trong hầu hết mọi lĩnh vực. Điều đó cho thấy dữ liệu ngày càng quan trọng. Bởi vậy, để tránh mắc phải lỗi sai trong quá trình làm việc với dữ liệu, bạn cần phải hiểu rõ về chúng.
Data có 2 dạng cơ bản là Dữ liệu có cấu trúc & Dữ liệu phi cấu trúc:
Dạng cơ bản | Khái niệm | Đặc điểm |
Dữ liệu có cấu trúc | Là nhóm dữ liệu hoạt động với chức năng lưu trữ và truyền đạt thông tin theo một cấu trúc xác định. |
|
Dữ liệu phi cấu trúc | Là tập hợp các dữ liệu phức tạp, khó nhận biết, chưa được sắp xếp và tổ chức đúng trình tự có sẵn. |
|
Tầm quan trọng của dữ liệu đối với Doanh nghiệp
Dữ liệu đóng vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp
Định hướng quyết định kinh doanh cho doanh nghiệp
Dữ liệu là một trong những yếu tố quan trọng trong kinh doanh vì dữ liệu giúp chúng ta hiểu các vấn đề mà tổ chức đang gặp phải. Từ đó, việc sử dụng dữ liệu hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện kết quả kinh doanh, đưa ra chiến lược thị trường tốt hơn, chính xác hơn. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể giảm chi phí, tránh nhiều rủi ro trong kinh doanh.
Ví dụ: Các doanh nghiệp thường xuyên thu thập các dữ liệu về người dùng như thông tin cá nhân, thói quen, lưu lượng truy cập,… để tạo thành cơ sở dữ liệu về người tiêu dùng. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định thông minh hơn cho công ty của họ, đem lại lợi thế trong việc cạnh tranh, bứt phá dẫn đầu.
Nghiên cứu thị trường - Đón đầu xu hướng
Nghiên cứu thị trường là việc buộc phải làm trong nhiều lĩnh vực và ngành marketing không phải ngoại lệ. Dữ liệu có vai trò vô cùng quan trọng thậm chí mang tính quyết định thành bại trong nghiên cứu marketing. Hiểu được nhu cầu khách hàng, đón đầu các xu hướng tiêu dùng và tung sản phẩm ra thị trường đều căn cứ trên dữ liệu thu thập. Dữ liệu giúp bạn đảm bảo mỗi chiến dịch hoạt động đều tối ưu và luôn mang lại kết quả. Để làm tốt điều này đòi hỏi nhà nghiên cứu chắt lọc dữ liệu phải có kinh nghiệm và chọn đúng đối tượng để khai thác thông tin.
Quản lý tài chính
Bên cạnh việc giúp doanh nghiệp phát triển, tăng doanh thu thì dữ liệu còn cho phép doanh nghiệp cải thiện việc quản lý tài chính. Bạn cũng sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về thói quen chi tiêu của chính doanh nghiệp. Nhờ vậy, bạn có thể thấy được ngân sách công ty đang phân bổ như thế nào và các khoản chi tiêu có hợp lý hay không: Sản phẩm nào đang tạo ra mức doanh thu nhiều nhất hay dịch vụ nào đang khiến ngân sách tiêu xài "lãng xẹc".
Việc theo dõi và đánh giá doanh thu của bạn cũng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết những yếu tố nào đang tác động vào nó. Dữ liệu của bạn sẽ cho bạn thấy các lĩnh vực có cơ hội phát triển trong tương lai và cho phép bạn phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.
Quản trị nhân sự
Đối với một doanh nghiệp, họ phải quản lý rất nhiều nhân sự thuộc nhiều ban ngành khác nhau. Chính vì vậy, để dễ dàng và thuận tiện hơn trong công tác quản lý nhân sự, mỗi doanh nghiệp cũng cần có dữ liệu về nhân sự.
Nhờ có dữ liệu, các cấp quản lý có thể nắm được thông tin chi tiết về nhân sự, năng lực ra sao, hiệu quả công việc thế nào... Từ đó sẽ có những kế hoạch khen thưởng hay kỷ luật sao cho phù hợp. Doanh nghiệp nào biết khai thác tốt dữ liệu nhân sự sẽ có chiến lược tuyển người và đào tạo nhân viên hiệu quả cao.
Có thể thấy, với tầm quan trọng của mình trong nhiều lĩnh vực, Data chính là nhân tố cốt lõi thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế, tạo động lực phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ và năng suất lao động.
Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ mang lại những giá trị nhất định dành cho bạn. Cám ơn bạn đã quan tâm và theo dõi Thầy Sơn BI.
Comments